Học một ngôn ngữ mới, luyện tập thể thao, tự xây dựng kênh thương hiệu cá nhân… Có phải rất nhiều mục tiêu đã được bạn đặt ra, nhưng rồi cứ luôn bị “hẹn lần sau” cho đến khi chìm vào quên lãng? Lâu dần, điều này trở thành một thói quen xấu khiến bạn lãng phí nhiều thời gian.
Vậy, làm thế nào để ngừng lại thói quen trì hoãn này? Hãy cùng Chidori khám phá những tư duy rèn luyện kỷ luật của người Nhật Bản, và xem bạn có thể áp dụng vào công việc, cuộc sống của mình không nhé.
Nhật Bản - Quốc gia nói “không” với lười biếng và trì hoãn
Đối với một xã hội đề cao công việc như Nhật Bản, kỷ luật không đơn thuần là một đức tính tốt, mà trở thành điều kiện bắt buộc để hòa nhập vào dòng chảy lao động liên tục cũng như là trách nhiệm đối với cộng đồng.
Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên không thuận lợi nên người dân phải chăm chỉ làm lụng để có kế sinh nhai, tính kỷ luật của người Nhật hun đúc qua bao thời đoạn thăng trầm, trở thành một nét đặc trưng của cả dân tộc. Điều này thể hiện thông qua những từ ngữ và triết lý của người đi trước truyền lại cho con cháu, trở thành những bài học được cả thế giới ngưỡng mộ.
Người Nhật xây dựng tinh thần làm việc bằng những tư duy nào?
Ikigai: Lý do để bắt đầu
Phải chăng sự trì hoãn đa phần bắt nguồn từ việc chúng ta không rõ mình muốn gì để rồi từ đó, cũng chẳng phải làm gì tiếp theo? Nếu thế, Ikigai sẽ là điều bạn cần tìm kiếm.
Ikigai, là một từ ngữ sâu sắc trong tiếng Nhật mang nghĩa "lý do để bạn thức dậy mỗi sáng." Đây không chỉ là mục tiêu trong cuộc sống, Ikigai còn là thước đo để bạn hướng tới và kiểm nghiệm quá trình trưởng thành của bản thân, đong đếm thành công của riêng mình.
Bằng cách xác định rõ ràng Ikigai, người Nhật luôn biết chính xác hôm nay cần phải làm gì. Không bị bủa vây bởi cảm giác lạc lối, mơ hồ, Ikigai sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch cụ thể, thực tế. Một lộ trình rõ ràng sẽ giảm đi nhiều cảm giác mơ hồ, giúp bạn tự tin bắt đầu thay vì trì hoãn. Với Ikigai, bạn sẽ làm việc trong cảm giác hài lòng vì biết mình đang làm điều có ích.
Nếu còn chưa biết Ikigai của mình, bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Wabi Sabi: Không mưu cầu hoàn hảo
Một lý do khác khiến chúng mình dễ rơi vào trạng thái trì hoãn, đó là lo lắng thành phẩm không được như tưởng tượng trong đầu. Nếu thế, hãy nhớ về triết lý Wabi Sabi của người Nhật.
Thay vì cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo từ đầu, Wabi Sabi dạy ta chấp nhận sự bất toàn và học cách trân trọng những “lần đầu tiên”. Bởi chính trong sự đa dạng, những thất bại đầu đời và cả việc thích nghi với những tình huống bất ngờ đều sẽ là một bài học.
Chúng mình vốn dĩ không cần là họa sĩ để bắt đầu vẽ, cũng không cần là chuyên gia để nói lên suy nghĩ của bản thân. Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận mỗi giai đoạn trong đời, biết rằng mình sẽ chỉ thành thạo dần khi thực hành nhiều, hãy cứ mạnh dạn bước đi thay vì lo âu và trì hoãn.
Kaizen: Tiến bộ nhỏ, thành công lớn
Còn để chữa cho căn bệnh “lười biếng”, người Nhật có thể xốc tinh thần bạn bằng triết lý Kaizen.
Kaizen là triết lý làm việc được áp dụng trong nhiều ngành nghề tại Nhật, với ý nghĩa thành công lớn đến từ những tiến bộ nhỏ mỗi ngày. Thay vì mong đợi một kế hoạch vĩ mô để rồi không đủ sức thực hiện, những bước tiến nhỏ nhưng kiên trì và liên tục sẽ mang đến thành công vững vàng hơn. Kaizen là rèn luyện những thao tác đơn giản đến khi trở thành chuyên gia, và duy trì một quá trình đến ngày quen thuộc như hơi thở.
Với Kaizen, điều bạn cần làm là chia nhỏ ước mơ thành những phần mà mỗi ngày đều có thể tích lũy một ít. Vừa sức và không chiếm nhiều thời gian, bạn sẽ không còn cảm thấy bị “ngộp” để rồi biếng lười chẳng muốn hoàn thành. Một từ vựng mới, 20 trang sách, 10 phút luyện nghe. Rồi sẽ đến lúc bạn bất ngờ vì những gì mình làm được sau khoảng thời gian duy trì những điều tưởng chừng nhỏ bé.
Kakeibo: Kế hoạch tiết kiệm để có động lực phấn đấu
Kakeibo là phương pháp quản lý tài chính truyền thống của người Nhật. Nguyên tắc cơ bản của Kakeibo là theo dõi và ghi chép mọi khoản thu chi hàng ngày hoàn toàn bằng tay vào sổ, một cách tỉ mỉ và minh bạch.
Việc ghi chép mọi thứ bằng tay trong thời đại công nghệ là điều khiến Kakeibo trở nên nổi tiếng. Bởi theo người Nhật, khi viết tay, chúng mình sẽ có thời gian sắp xếp tốt hơn những đầu mục chi tiêu, và kịp ngẫm nghĩ về các khoản chi đáng và không đáng trong tháng. Bên cạnh đó, viết tay mang đến trải nghiệm thân thể và tâm trí kết nối sâu sắc hơn, bạn sẽ nhớ mục tiêu tài chính đã đề ra lâu hơn và có động lực thực hiện hơn.
Bạn có thể xem Kakeibo là cách để tạo động lực làm việc khi nhìn thấy rõ số tiền mình phải kiếm. Nhưng bạn cũng có thể áp dụng Kakeibo cho những mục tiêu khác, bằng cách ghi chép mọi điều bằng tay. Phân rõ các mục tiêu, phương pháp, thời gian hoàn thành và chậm rãi thực hiện thay vì trì hoãn.
Đừng quên tìm kiếm một không gian làm việc hiệu quả
Bởi dù cho đã có động lực ngồi vào bàn nhưng rồi lại không duy trì được quá trình làm việc chất lượng, bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian để đi đến mục tiêu. Do đó, một không gian làm việc thoải mái, phù hợp với sở thích của bản thân sẽ nuôi dưỡng cảm hứng của bạn lâu hơn, cùng sự tập trung cho công việc.
Ngoài ra, quản lý thời gian cũng là một phần quan trọng giúp bạn rèn luyện kỷ luật. Bằng cách đặt ra các deadline cho từng nhiệm vụ và hoàn thành chúng, bạn có thể sử dụng thời gian có ích và tự xây dựng thói quen tập trung cho mình.
Chidori có các combo tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng không gian của bạn. Dành cho mục đích công việc, Chidori gợi ý bạn có thể thử các combo:
Little Recharge: 1 giờ dùng bed + 1 bánh/nước tùy chọn
Little Recharge phù hợp cho một bài tập ngắn, một nhiệm vụ gấp, hoặc cuộc gọi tham khảo ý kiến chuyên gia.
Little Recharge có giá 80,000.
Take A Break: 2 giờ dùng bed + 2 bánh/nước tùy chọn
Take A Break phù hợp cho một cuộc thảo luận, hoàn thiện kế hoạch dự án, báo cáo, đánh giá.
Little Recharge có giá 160,000.
Mini Staycation: 5 giờ sử dụng bed, 2 món nước bất kỳ, 1 đồ ăn/bánh tự chọn
Mini Staycation phù hợp cho một buổi làm việc tập trung, kết hợp nghỉ ngơi và thưởng thức bánh/trà ngon miệng.
Little Recharge có giá 240,000.
Tạm kết
Chidori biết, đối mặt với sự trì hoãn của bản thân không phải là một điều dễ dàng, nhất là khi phải thay đổi điều đó như một thói quen đã hằn sâu để xây dựng thói quen mới. Tuy nhiên, với những bí quyết rèn luyện kỷ luật theo tư duy người Nhật, Chidori hy vọng bạn có thể từng bước hoàn thiện bản thân mình. Vì bạn biết không, sẽ chẳng có một nỗ lực nào là lãng phí!
Contact Chidori
📞 Call Hotline: 038 3121238
💬 Chat with a Support: messenger
📧 Contact for work: hello@chidori.vn