Khi việc tự học cũng cần phải "học"

Giữa dòng chảy ươm mầm kiến thức, chắc hẳn ai trong chúng mình đều đã từng nghe về khái niệm tự học và sức mạnh mà nó mang lại. Thế nhưng bạn có biết, để có thể tự học đúng cách cũng là một chuỗi hành trình khám phá và tìm hiểu phương pháp phù hợp với bản thân mình?
Khi việc tự học cũng cần phải "học"

Tự học, hay self - study, là phương pháp chủ động phát triển sự hiểu biết, kiến thức hoặc thành thục một loại kỹ năng. Không chỉ đơn giản là việc tự mình đọc sách hoặc xem video học trên internet. Đó là một quá trình tìm hiểu và áp dụng những phương pháp học tập phù hợp với cá nhân, từ việc xác định mục tiêu học tập đến việc quản lý thời gian và tài nguyên của bản thân mình.


Vì sao chúng mình cần “học” cách tự học?

Tựa như những bước đi còn chưa kiên định, dường như không phải lúc nào chúng mình cũng tìm thấy một nguồn động lực riêng để bắt đầu chuyện học. Là sau một ngày dài làm việc, bạn nhận ra bản thân mình chẳng còn nhiều năng lượng để bước đến chiếc bàn học thân thuộc, đành gác lại với suy nghĩ dành cho những “lần sau”. Là cảm giác tự ti khi so sánh bản thân với những người nổi bật hơn trong lĩnh vực mình theo đuổi, bỗng chợt thấy quãng đường ấy lại có chút thật xa xôi.

Thế nhưng, trong văn hóa của người Nhật, những cuộc hẹn “lần sau” đó sẽ chẳng có cớ để xuất hiện, nếu bạn có một tư duy kỷ luật đặt ra dành cho việc học. Kiên nhẫn, bền bỉ đặt mình vào một guồng quay, bạn sẵn sàng dành trọn thời gian và công sức để theo đuổi những điều mình mong muốn. Bởi bạn biết rằng hành trình mình đang bước đi là đúng, và bạn có năng lực, có khả năng và có thể hoàn thành những gì mình đã đặt ra mà không có chút lăn tăn nào trong lòng.

Tự tin là khi bạn có lòng tin rằng mình có thể đạt được một mục tiêu nào đó
Khi việc tạo động lực làm việc cũng là một nghệ thuật
Không phải lúc nào chúng ta cũng thật sự tận hưởng công việc với nguồn năng lượng dồi dào. Đôi lúc, bạn thường sẽ rơi vào trạng thái thiếu động lực làm việc, cảm thấy chán nản, hời hợt khi dành nhiều thời gian cho công việc mà bản thân ít hứng thú.

Tự học như thế nào để đạt hiệu quả

Hiểu điểm mạnh của bản thân

Khác với việc học theo khung giờ cố định và giáo án định hướng từ thầy cô trên trường, việc tự học xuất phát từ nhu cầu cá nhân, đòi hỏi chúng mình thấu hiểu được khả năng cũng như tốc độ tiếp thu của bản thân mình.

Không còn ghi nhớ các sự kiện, công thức hay bài học một cách thụ động, điều bạn cần là tiếp nhận những thông tin ấy theo một cách phù hợp và thoải mái nhất. Nếu bạn có thói quen viết ra những điều cần nhớ, đừng quên chuẩn bị bên mình một cuốn sổ nhỏ để ghi chú những thông tin quan trọng. Nếu bạn là người ưa kế hoạch, hãy đặt ra những bước cụ thể để tìm ra điểm bắt đầu. Và nếu bạn là người chẳng thể tiếp nhận nhiều thông tin cùng một lúc, bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ khối kiến thức của mình để tiếp thu riêng biệt. Chúng mình vẫn luôn có thể biến những điểm chưa mạnh ấy thành một sự điều chỉnh riêng chỉ mình bạn có, theo một cách rất Wabi Sabi.


Để sự tò mò dẫn lối

Bắt đầu với việc đặt câu hỏi với những điều bạn quan tâm, để sự tò mò kéo bạn bước ra ngoài vòng tròn hiểu biết của mình. Khi bạn bắt đầu tò mò một điều gì đó, chẳng còn lý do gì có thể ngăn bạn tìm hiểu và được biết thêm. Như Shoshin, bạn sẽ lại thấy mình như đứa trẻ tròn mắt ngước nhìn những thế giới mới mẻ, lại đầy niềm vui khi đến gần hơn với mong đợi.

Để cái nhìn tò mò dẫn dắt với tất cả mọi thứ mình tiếp xúc qua

Và như thế, sở thích hay đam mê cũng đơn giản bắt nguồn từ sự tò mò. Hãy cứ bắt đầu với những thứ khiến bạn đặt câu hỏi, và kiên nhẫn đi theo những câu hỏi đó. Thói quen tự hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp chúng mình duy trì sự hứng khởi học thêm những kiến thức mới, từ đó quá trình tự học mới có thể được tiếp diễn. Dẫu việc tìm tòi ấy đôi khi chưa đủ để đưa bạn đến một thành trong lĩnh vực bạn theo đuổi, có sao đâu khi mục tiêu của việc học không phải là để thấy mình giỏi hơn trong ngắn hạn, mà là hoàn thiện bản thân giữa một cuộc hành trình dài.

Thay đổi không gian làm việc

Trước khi dành thời gian để nghiên cứu cách học hoặc cách để học tốt hơn những gì bạn muốn học, hãy đặt mình trong một không gian tràn đầy thoải mái để bắt đầu. Một nơi sẽ có thể ấp ủ cho bạn những ý tưởng mới, nuôi dưỡng bạn tự học tựa như một thói quen thân thuộc.

Chọn bắt đầu học tập với tâm thế nhẹ nhàng, thảnh thơi bên ô cửa sổ xanh mát cũng là một cách làm mới tinh thần. Có thể chỉ là những khoảng xanh trong một góc The Level Seat ươm đầy ánh sáng dịu dàng, mong bạn có thể chậm rãi làm những điều mình thích, lấp đầy bởi những niềm vui khi chinh phục được một kiến thức mới, ở nơi bạn thấy mình thuộc về.

🕊️
The Level Seat - Chidori Sư Vạn Hạnh: Căn phòng lấp lánh ánh trăng, vỗ về bạn trong cảm giác dịu dàng, bình yên. Chuỗi rèm gỗ tạo khoảng không gian riêng tư cho bạn chìm đắm vào thời gian nghỉ ngơi, thưởng trà, chuyện trò và làm dịu tinh thần.
🕊️
The Level Seat - Chidori Đinh Tiên Hoàng: Là những khoang máy bay ngăn nắp và tối giản. Qua ô cửa sổ rộng mở, bạn sẽ có một chuyến "du hành", tha hồ ngắm nhìn mây trời, cây xanh trong khi vẫn được thưởng thức những món nước bạn yêu thích.

Sự học là một hành trình dài

Và dẫu còn một chặng đường ở phía trước để bạn dần quen hơn với thói quen “tự học”, Chidori thật mong bạn sẽ không quên việc thưởng ngoạn những hạnh phúc chớm nở mỗi khi vượt qua một thử thách mới. Và dù những ngày dài có thể còn chút gian nan, đừng quên dành cho mình một sự vỗ về nhé, vì ngày hôm nay bạn đã tiến bộ thêm một chút nữa rồi.

Chidori | Coffee in Bed®

ĐẶT CHỖ
Chidori | Coffee in Bed®

Great! You’ve successfully signed up.

Welcome back! You've successfully signed in.

You've successfully subscribed to Chidori | Coffee in Bed®.

Success! Check your email for magic link to sign-in.

Success! Your billing info has been updated.

Your billing was not updated.